Tính toán chi phí của dự án

Tổ chức lễ hội - Festival

CÔNG TY TỔ CHỨC LỄ HỘI CHUYÊN NGHIỆP

Việt Nam là quốc gia đa dạng tộc người, đa dạng bản sắc văn hóa vùng miền, thể hiện rõ trong các lễ hội. Trong bối cảnh hiện nay, việc tổ chức lễ hội cần phải hòa quyện của yếu tố truyền thống và hiện đại. Bởi vậy, cần thiết phải có một công ty tổ chức lễ hội chuyên nghiệp, uy tín tư vấn và triển khai thực hiện.

1. Lễ hội là gì?

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa vùng miền. Mỗi vùng miền, địa phương, cộng đồng với những đặc điểm, tín ngưỡng, đối tượng tôn thờ hình thành hệ thống lễ hội và những nghi thức, diễn xướng, tế lễ đa dạng. Đây là sinh hoạt văn hóa được truyền giữ qua nhiều thế hệ, trải nhiều giai đoạn và không ngừng được bổ sung, trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần.

Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Và bất cứ công ty tổ chức lễ hội nào cũng phải triển khai làm sao cho hòa quyện giữa lễ và hội.

Hiện nay có 2 khái niệm về lễ hội. Trong đó, có khái niệm lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.

 “Lễ hội truyền thống văn hóa dân gian là nét sinh hoạt văn hóa của quần chúng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, vốn đã có truyền thống lâu đời mà ngày nay chúng ta vẫn còn lưu giữ những nét cơ bản nhất, thực sự đã trở thành lễ hội cổ truyền hàng năm trên mọi miền đất nước”. 

"Lễ hội hiện đại là sự kế tiếp truyền thống, từng bước xác lập những truyền thống mới, góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị dân tộc và thời đại trong điều kiện mới. Lễ hội hiện đại còn là dịp hội tụ, kết tinh và lan toả những giá trị văn hoá được chung đúc trong quá trình phát triển đi lên của đất nước".

Như vậy, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cần được đầu tư quan tâm tạo điều kiện phát triển để góp phần giữ gìn những tinh hoa văn hóa của cộng đồng địa phương. Và rất cần thiết có các công ty tổ chức lễ hội chuyên nghiệp, uy tín để tư vấn, triển khai cùng cộng đồng chủ thể để lễ hội diễn ra trọn vẹn các giá trị chân, thiện, mỹ và đáp ứng thị hiếu của các chủ thể trong bối cảnh mới hiện nay.

2. Phân loại lễ hội

Đinh Gia Khánh đã đưa ra quan điểm phân loại lễ hội dân gian như sau: “Có nhiều cách phân loại hội lễ. Cách phân loại đơn giản nhất là chia hội lễ thành hội lễ vốn không có nguồn gốc tôn giáo và hội lễ có nguồn gốc tôn giáo. Hội lễ mà nguồn gốc vốn không phải là tôn giáo vốn có từ rất lâu. Thí dụ như: Hội lễ nguyên thủy gắn với nghi thức phồn thực, với sản xuất nông nghiệp. Hội lễ tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và tôn giáo đã ra đời (Balamôn giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo…)”. Tựu trung có thể phân loại các lễ hội như sau:

a) Lễ hội dân gian

Lễ hội dân gian là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có vị thế quan trọng và to lớn trong đời sống xã hội đời sống văn hóa trước đây cũng như ngày nay ở mỗi một vùng quê Việt Nam. Lễ hội dân gian mang đậm tính truyền thống với giá trị giáo dục uống nước nhớ nguồn, giá trị tâm linh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội dân gian diễn ra trên phạm vi toàn quốc, tiêu biểu là lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), Lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ hội Phủ Dày (Nam Định), Lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), Lễ hội Ná Nhèm (Bắc Sơn - Lạng Sơn), Lễ hội Quan Thế Âm - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), lễ hội Đập Đồng Cam (Phú Yên), Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi), lễ hội Đập Trống của người Ma Coong (Quảng Bình), lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam ( An Giang), lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh),...

 Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) năm 2023 do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức. Đơn vị triển khai thực hiện là Công ty CPTM Gia Phạm

Lễ hội Lồng Tồng (dân tộc Tày, Nùng), Lễ hội Cầu mùa (dân tộc Khơ Mú) thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn; Lễ hội Gầu Tào dân tộc H’Mông (Hòa Bình); Lễ hội Hoa Ban dân tộc Thái (Sơn La, Điện Biên); Lễ hội mừng lúa mới, lễ mừng nước giọt, lễ lập làng... của các dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Giẻ -Triêng (Tây Nguyên); Lễ hội Chol Thnăm Thmây của đồng bào Khơ me thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang...

b) Lễ hội lịch sử cách mạng

Lễ hội lịch sử, cách mạng là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những danh nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng. Loại hình lễ hội này ghi lại những dấu ấn lịch sử, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và dân tộc, thể hiện lòng yêu nước, ý chí tự cường của con người Việt Nam. Các lễ hội này hình thành và phát triển theo sự sáng tạo của quần chúng nhân dân với lòng tri ân sâu sắc với lịch sử và các bậc anh hùng, danh nhân đấu tranh giải phóng dân tộc...

Hình thức của lễ hội là sự kết hợp hài hòa giữa nghi thức tưởng niệm trang nghiêm, thành kính và tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, biểu diễn các chương trình nghệ thuật chuyên và không chuyên. Tiêu biểu loại hình lễ hội này là: Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Hàm Rồng (Thanh Hóa), Lễ hội Làng Sen (Nghệ An), Lễ hội Kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2-9, Lễ hội Đền ơn Đáp nghĩa ngày 27-7, Lễ hội Thống nhất non sông, Lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị)...

Lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị)

Bên cạnh đó còn có Lễ hội tưởng niệm chị Võ Thị Sáu ở Côn Đảo, Lễ hội tưởng niệm chị Phan Thị Ràng, nguyên mẫu nhân vật chị Sứ trong cuốn tiểu thuyết Hòn Đất nổi tiếng một thời của nhà văn Anh Đức ở vùng núi Ba Hòn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang)…

c) Lễ hội tôn giáo

Là lễ hội tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng gắn với các sinh hoạt, giáo phái tôn giáo. Là loại hình lễ hội có nghi thức, lễ tiết được quy định rất chặt chẽ gồm các Lễ hội Phật Đản, Lễ cầu siêu, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh và các lễ hội tôn giáo khác. Một số lễ hội tôn giáo có sức hút tín đồ và dân chúng ở nhiều vùng miền về hành lễ và hưởng thụ văn hóa (lễ hội La Vang ở Quảng Trị, lễ hội Vía Cao Đài ở tòa thánh Tây Ninh…).

d) Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam

Lễ hội do tổ chức của Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ngoài với công chúng Việt Nam.

Lễ hội Haloween (lễ hội hóa trang)

Loại hình lễ hội này có nguồn gốc do người nước ngoài đang cư trú và sinh sống hợp pháp ở Việt Nam tổ chức nhằm kỷ niệm các sự kiện về chính trị, văn hóa, phong tục của đất nước họ nhưng không trái với pháp luật và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Các hoạt động lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam rất đa dạng, có ảnh hưởng và thu hút người Việt Nam, đặc biệt là lực lượng thanh niên như “Ngày tình yêu” (Valentine’s Day) được tổ chức vào ngày 14-2 hàng năm; Lễ hội Haloween (lễ hội hóa trang); Lễ hội Loy Krathoong (Lễ hội thả hoa đăng của Thái Lan), Lễ hội Diwali (hay còn gọi là lễ ánh sáng - Festival of Lights của Ấn Độ); Lễ hội hoa Anh Đào (Nhật Bản).

e) Lễ hội Văn hóa, thể thao và du lịch

Là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hóa, thể thao, du lịch bao gồm: festival; liên hoan văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa - du lịch; tháng văn hóa - du lịch; năm văn hóa - du lịch và các lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch khác.

Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch đã được điều chỉnh tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Loại hình lễ hội này đang có chiều hướng phát triển nhanh ở nhiều địa phương với các chương trình, nội dung phong phú như: Festival, Liên hoan văn hóa – du lịch, Tuần văn hóa - du lịch, Tuần văn hóa - du lịch - thương mại, Tuần văn hóa du lịch biển... Mục đích tổ chức lễ hội nhằm quảng bá phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp thị sản phẩm du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời xúc tiến du lịch, mời gọi đầu tư trên cơ sở sử dụng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Tuần văn hóa - du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 do UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức. Đơn vị triển khai thực hiện là Công ty CPTM Gia Phạm

Festival Trà Thái Nguyên, Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Festival Diều quốc tế Vũng Tàu, Festival Huế, Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột,... Lễ hội du lịch carnaval Hạ Long (Quảng Ninh), festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, lễ hội Quảng Nam hành trình di sản.

Như vậy có thể thấy, với các loại hình lễ hội ở Việt Nam hiện nay rất cần có các công ty tổ chức lễ hội chuyên nghiệp kết hợp với các sở ban ngành, đơn vị, cộng đồng chủ thể triển khai tổ chức lễ hội thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế của quốc gia, địa phương.

g) Lễ hội làng nghề - Lễ hội ngành nghề

Lễ hội ngành, nghề là lễ hội được tổ chức theo một ngành, một nghề hoặc một nhóm ngành, nghề nhất định nhằm tri ân, tôn vinh tổ nghề, lòng tự hào và phát triển nghề nghiệp với các tên gọi: festival, liên hoan và các hình thức tên gọi khác.

Lễ hội tôn vinh thương hiệu sản phẩm ngành, địa phương nơi tổ chức với quy mô lớn như: Festival dừa Bến Tre, Lễ hội “Quả điều vàng Việt Nam – Bình Phước, Festival trái cây Việt Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, thành phố Hồ Chí Minh, Festival Thủy sản Việt Nam, Festival làng nghề Việt - Đà Nẵng, Lễ hội Nho và Vang (Khánh Hòa), Lễ hội bánh tráng phơi sương (Trảng Bàng, Tây Ninh), Lễ hội Diều (Đà Nẵng), Lễ hội Làng nghề huyện Phú Xuyên (Hà Nội),…

 Lễ hội Làng nghề huyện Phú Xuyên (Hà Nội) do UBND huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội tổ chức. Đơn vị triển khai thực hiện là Công ty CPTM Gia Phạm

Hiện nay, có khá nhiều công ty tổ chức lễ hội kết hợp với các làng nghề để tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề. Nổi bật là Gia Phạm JCS.

3. Cấu trúc lễ hội

Cấu trúc của Lễ hội bao gồm 2 phần: Phần Lễ và Phần Hội.

“LỄ” là hệ thống các nghi thức nhằm thể hiện sự “ứng xử” đối với đối tượng được thờ cúng, tôn vinh. Đó có thể là Thần linh, với các Nhân thần, Nhiên thần hoặc các vật thiêng… “HỘI” là các hoạt động sáng tạo văn hóa của cộng đồng, thường đi liền và tái hiện sau phần “LỄ” với mục đích vui chơi, thụ hưởng thông qua văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian, thi tài, hội chợ… giữa các nhóm người trong cộng đồng (nam nữ: hát đối đáp, giao duyên; thanh niên: đấu vật, chơi bóng, pháo đất; giữa các làng: nấu cơm thi, gói bánh, đi cà kheo, đua thuyền, chọi trâu…).

4. Số lượng lễ hội tại Việt Nam hiện nay và những lễ hội nổi tiếng

Hiện nay cả nước ta có gần 8.000 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội truyền thống (chiếm 88,36%) còn lại là lễ hội khác; đặc biệt có hơn 100 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong 100 di sản lễ hội đó có nhiều lễ hội rất nổi tiếng trong nước và quốc tế, tiêu biểu như:

+ Lễ hội đền Hùng hay Giỗ tổ Hùng Vương là nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ) nhớ ơn các Vua Hùng có công dựng nước

+ Hội Lim là lễ hội lớn nhất ở Bắc Ninh diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 tới ngày 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm, trong đó đông nhất vào ngày hội chính 13 tháng giêng. Hội Lim diễn ra tại 3 địa điểm là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và Liên Bão.

+ Hội đền Trần Nam Định được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại khu di tích Đền Trần ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.

+ Hội Gióng được tổ chức vào ngày mùng 8 và ngày 9 tháng 4 âm lịch tại làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) nơi Đức Thánh Gióng sinh thành và Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) nơi Thánh Gióng hóa thân. Lễ hội nhằm tưởng nhớ Thánh Gióng, một trong những vị Thánh “bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hội Gióng cũng là lễ hội độc đáo, đặc sắc nhất của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày cũng thường gọi là lễ hội xuống đồng, là một lễ hội của người dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Lễ hội tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng, được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, nơi tổ chức của lễ hội tại những ruộng tốt nhất, to nhất.

Lễ hội Lồng Tồng của người Tày vô cùng đặc sắc

+ Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch, tại di tích Tháp Bà Ponagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội là hoạt động góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Những nghi lễ, vật phẩm thờ cúng, trang phục truyền thống, điệu múa Bóng, vở tuồng cổ… được tái hiện trong lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

+ Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được tổ chức vào rằm tháng Tám âm lịch, tại huyện Cần Giờ. Ðây là một lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức nhằm tôn vinh “Ðức ngài Cá Ông”, còn gọi là Nam Hải Tướng Quân, thu hút đông đảo người dân đến dự hội.

 Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút rất đông du khách

+ Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ đêm ngày 23/4 đến hết ngày 27/4 âm lịch hằng năm. Những nghi thức cũng bái sẽ được những người dân trong làng thực hiện theo nghi thức cổ truyền. Trước khi diễn ra các nghi thức chính, vào ngày 10/3 âm lịch, ban quản trị  miếu sẽ bầu ra một người làm chủ lễ. Người này phải là một người từ 60 tuổi trở lên, khỏe mạnh, còn đủ vợ chồng, con cái và đạo đức tốt.

+ Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch hàng năm, là dịp để tưởng nhớ hai vị hoàng đế: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Đây là một lễ hội mang đậm giá trị lịch sử, được bắt đầu tổ chức khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, với những nghi lễ đã tồn tại xuyên suốt lịch sử dân tộc, hòa quyện trong đó một chút màu sắc của các truyền thuyết dân gian.

+ Hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, ngày khai hội là mùng 6 tháng giêng hàng năm. Tham gia lễ hội, du khách không chỉ được dâng hương nguyện cầu bình an mà còn được thả hồn vào thiên nhiên, rừng núi hùng vĩ in dấu Phật. Tại đó, du khách còn được tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …

5. Vì sao nên thuê công ty tổ chức lễ hội?

Trong bối cảnh hiện nay, lễ hội không chỉ là sinh hoạt văn hóa tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng để quảng bá thương hiệu quốc gia, địa phương, tộc người, phục vụ phát triển kinh tế - du lịch. Bởi vậy, để phát huy trọn vẹn các giá trị của lễ hội, đáp ứng thị hiếu của đại công chúng hội cần phải kết hợp 3 bên: Nhà nước – Công ty tổ chức lễ hội – Cộng đồng chủ thể.

Lễ hội Hoa Mê Linh (Hà Nội) do UBND huyện Mê Linh tổ chức. Đơn vị triển khai thực hiện là Công ty CPTM Gia Phạm

5.1. Công ty lễ hội chuyên nghiệp có chuyên môn và kinh nghiệm cao

Tất cả các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều phải được tiến hành một cách ấn tượng, chuyên nghiệp. Năng lực, kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp là yếu tố cần thiết để có một chương trình lễ hội thành công. Trong bối cảnh hiện nay, dù lễ hội truyền thống hay lễ hội hiện đại thì cộng đồng, Nhà nước cũng không thể tổ chức chu toàn được. Do đó, việc thuê một công ty tổ chức lễ hội có kinh nghiệm là một yêu cầu rất quan trọng để thành công.

Gia Phạm JSC có đội ngũ nhân sự tổ chức lễ hội giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo, trong đó có các tiến sĩ, thạc sĩ văn hóa để tư vấn lễ hội; chuyên viên tổ chức sự kiện tốt nghiệp các trường nổi tiếng. Có khả năng chuyển các giai đoạn khó khăn của sự kiện lễ hội từ lý thuyết sang thực tế. Ngoài ra, khả năng tránh rủi ro được thực hiện và quản lý chuyên nghiệp khi rủi ro phát sinh.

5.2. Tiết kiệm thời gian chuẩn bị

Để lập trình thành công một sự kiện lễ hội, cộng đồng chủ thể cần chuẩn bị rất nhiều. Dù cố gắng đến đâu cũng khó hoàn thành kịp thời. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của các công ty tổ chức lễ hội chuyên nghiệp. Với Gia Phạm JSC, các lễ hội sẽ được chuẩn bị chu đáo, đảm  bảo về tiến độ cho toàn bộ lễ hội.

5.3. Nâng cao hiệu suất truyền thông lễ hội

Các công ty tổ chức sự kiện lễ hội thường có mối quan hệ đa dạng với nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực truyền thông. Vì vậy, thuê một công ty tổ chức lễ hội không chỉ đáp ứng truyền tải trọn vẹn các giá trị, thông điệp mà cộng đồng chủ thể mong muốn mà còn gia tăng hiệu quả truyền thông.

Gia Phạm JSC với 15 năm chuyên tổ chức sự lễ hội luôn là đối tác tin cậy của các đơn vị, tổ chức, địa phương. Chắc chắn các lễ hội do đơn vị triển khai thực hiện sẽ có sức lan tỏa rộng rãi, được công chúng hội hưởng ứng và tham dự.

5.4. Giảm rủi ro cho chương trình lễ hội

Rủi ro là sự không thể đoán trước được, điều quan trọng đối với sự thành công của một sự kiện lễ  hội. Lập trình tổ chức lễ hội trong bối cảnh hiện nay là một bài toán rất khó đối với những người chưa có kiến ​​thức và chưa có kinh nghiệm tổ chức. Vậy nên, tốt nhất nên chọn một công ty tổ chức lễ hội chuyên nghiệp như một biện pháp dự phòng an toàn cho những trường hợp bất trắc, họ am hiểu và có những quy trình xử lý khẩn cấp cho mọi tình huống.

6. Gia Phạm JSC – Công ty tổ chức lễ hội chuyên nghiệp, uy tín

Gia Phạm JSC là đơn vị hoạt động lâu năm trong lỉnh vực tổ chức sự kiện cũng như tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng. Với đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, nhiệt tình có kỹ năng và thiết bị hiện đại cùng với quy trình tổ chức hợp lý, sáng tạo sẽ giúp cho buổi lễ hội thật ấn tượng, thu hút sự quan tâm của truyền thông, sự tham gia của công chúng hội.

Vấn đề truyền thông trong lễ hội cũng được Gia Phạm JSC đặc biệt quan tâm. Một lễ hội thành công là được nhiều người biết đến và được giới truyền thông đánh giá tốt, chẳng thế mà có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi đến 30% ngân sách cho việc truyền thông trong Festival. Bất kỳ lễ hội nào, Gia Phạm JSC cũng lên kế hoạch truyền thông chi tiết trước và sau lễ hội.

 Lễ hội Hoa Ban (Điện Biên) 2023 do UBND tỉnh Biện Biên tổ chức. Đơn vị triển khai thực hiện là Công ty CPTM Gia Phạm

Dưới đây là công tác truyền thông trước khi lễ hội diễn ra:

1.  Thiết kế Banner, Poster, Flyer, phướn dọc quảng bá lễ hội

2.  Tổ chức họp báo về lễ hội trên phương tiện truyền thông đại chúng (Báo giấy, truyền hình, radio...)

3.  Quảng bá lễ hội trên phương tiện công nghệ số (marketing online, báo điện tử, social media, tin nhắn nhanh, SMS Marketing, Email Marketing...)

4.  Hoạt động Activation

Truyền thông sau lễ hội:

Đây là một trong những thao tác nhằm đem hình ảnh của chương trình quảng bá rộng rãi hơn từ đó tạo độ tin cậy về chương trình của mọi người và các công cụ thường được sử dụng nhất là báo – truyền hình – internet.

Với kinh nghiệm hiện có Công ty CPTM Gia Phạm cung cấp trọn gói dịch vụ tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng:

- Lên kịch bản ân tướng, truyền tải trọn vẹn giá trị bản sắc văn hóa cũng như mong muốn của các chủ thể lễ hội.

- Thực hiện giấy phép tổ chức lễ hội đầy đủ

- Đa dạng hóa về nội dung kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.

- Cung cấp thiết bị tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng (cho thuê nhà bạt, sân khấu, bàn ghế, palet, thảm trải, cổng hơi, âm thanh ánh sáng, tivi màn hình led, thiết kế băng rôn, standee, treo banner, cờ phướn...)

- Cung cấp nhân sự tổ chức lễ hội, sự kiện cộng đồng ( Cung cấp PG chuyên nghiệp, cung cấp MC dẫn chương trình, người mẫu, ca sĩ, nhóm nhạc, ban nhạc, nhóm nhảy, nhóm múa, lân sư rồng, quay phim chụp ảnh...).

Gia Phạm JSC – Công ty tổ chức lễ hội chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng mang bản sắc văn hóa Việt đến với thế giới.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI GIA PHẠM

Hotline: Mr.Hải: 0904 11 33 27

Email: giaphamvietnam@gmail.com

Website: giaphamjsc.com

Địa chỉ: D36 - TT18 Khu đô thị Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội.