Tính toán chi phí của dự án

Xây dựng Thương hiệu Làng nghề Mộc An Định - Thường Tín 2022

Được thành phố Hà Nội hỗ trợ xây dựng thương hiệu, Làng nghề truyền thống Mộc An Định (Tô Hiệu, Thường Tín) có nhiều cơ hội để quảng bá, xúc tiến thương mại và nâng cao giá trị của sản phẩm. Những sản phẩm mộc như bàn ghế, giường, tử, cửa... mang thương hiệu An Định sẽ càng đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước. 

Gia Phạm là đơn vị triển khai nhiệm vụ Xây dựng và phát triển thương hiệu Làng nghề Mộc An Định năm 2022

Nghề mộc mỹ nghệ An Định có lịch sử gần trăm năm. Người có công mang nghề về làng là Ông Nguyễn Văn Mật và ông Nguyễn Bá Xích đều là người Làng An Định, là người thợ đầu tiên mang nghề mộc về làng và truyền dạy cho người dân...

 
Năm 2019 công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Mộc mỹ nghệ An Định”
 
Tính đến năm 2022 toàn thôn An Định có 310 hộ/ 725 hộ sản xuất và kinh doanh mộc mỹ nghệ. Tổng thu nhập cho lao động tại làng nghề từ 8 triệu đồng/người /tháng. Mỗi năm làng nghề sản xuất hàng chục nghìn sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ với nhiều chủng loại khác nhau.
 
 
Sản phẩm gỗ mỹ nghệ thôn An Định rất đa dạng và được khách hàng tin tưởng sử dụng
 
 Các sản phẩm của làng nghề được khách hàng đánh giá cao về mẫu mã và chất lượng. Thị trường tiêu thụ của làng nghề xuất bán đi nhiều tỉnh thành như: Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái,…và còn xuất khẩu sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu làng nghề mộc mỹ nghệ thôn An Định
 
Để làng nghề phát triển bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ, cần phải đẩy mạnh xây dựng các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm. Song song với đó là xây dựng chính sách bảo hộ thương hiệu sản phẩm; hình thành những làng nghề, hiệp hội đủ mạnh nhằm tạo sức cạnh tranh và tiếng nói chung trong lĩnh vực này”./.